Gía trị thứ 2: Công bằng
Nhấn mạnh việc trẻ thực hiện sự sửa chữa
Tại lần họp mặt gia đình gần nhất,
Amy và Marcus, đứa em họ 4 tuổi, đang xếp lâu đài từ những khối gỗ. Bỗng nhiên,
Amy đẩy ngã lâu đài của Marcus và bắt đầu khóc. Chứng kiến cảnh tượng đó, cha
của Amy mắng con gái mình và yêu cầu nó phải xin lỗi. Amy đã nghiêm túc nói “Chị
xin lỗi.”
Sau đó cha của Amy đã dẫn con gái
mình ra một bên và hỏi “Tại sao con đẩy ngã khối gỗ của em họ?” Amy
trả lời rằng nó cảm thấy tức giận bởi vì lâu đài của Marcus lớn hơn của nó. Người
cha giải thích cho cô bé rằng cho dù vậy thì con cũng không được phép huỷ đi
lâu đài của em họ và ông có thể hiểu được cảm giác của cô bé. Sau đó người cha
đã để Amy quay trở lại để chơi cùng với em họ của mình.
Phản ứng của người cha cũng giống
như nhiều bậc cha mẹ có am hiểu về tâm lý của trẻ: Anh ta muốn con gái mình xác
định và thể hiện cảm xúc và muốn hiểu tại sao cô bé hành động như vậy. Điều này đúng
nhưng không đủ. Để giúp con cái tiếp nhận rõ hơn về cảm nhận thực sự mà sự công bằng mang lại, cha mẹ cần khuyến khích trẻ thực hiện những hành động khắc phục điều
sai trái. Ví dụ, người cha của Amy nên đề nghị cô bé giúp Marcus xây dựng lại
lâu đài của thằng bé hoặc nó nên mang cho Marcus vài cái bánh quy như là hành động
xin lỗi.
Việc nói “Con xin lỗi” có hơi đơn
giản cho một đứa trẻ, và nó làm cho đứa trẻ dễ dàng thoát ra khỏi cảm nghĩ hối
lỗi của mình mà không cần phải cố gắng suy nghĩ về nó nữa. Hãy để trẻ thực hiện việc những
việc để sửa chữa lỗi mà chúng phạm phải. Đó là cách để truyền tải thông điệp mạnh
mẽ hơn đối với trẻ. Nếu bạn nhận thấy con của mình hành động tệ đối với người khác, hãy
giúp trẻ nghĩ cách để bù đắp cho việc đó. Có thể đề nghị con bạn mang một trong
những chiế xe của nó để đưa cho người bạn đã bị nó đã làm hư đồ chơi.
Hoặc là nó có thể vẽ một bức tranh để tặng cho chị mình sau khi đã trêu
chọc chị nó cả ngày. Bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện những việc như vậy, bạn
đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối xử công bằng với mọi người. Và chính
điều này một ngày nào đó sẽ giúp trẻ chấp nhận và sống tốt với những mối quan hệ cần sự công bằng trong xã hội vốn đã phức tạp này.
No comments:
Post a Comment