Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng đó là
quá sớm để dạy cho các giá trị cho một đứa trẻ trước tuổi đi học tiểu học.
Nhưng đó là một quan niệm sai lầm. Dưới đây là những giá trị mà tất cả các trẻ em phải nên phát triển trước khi
lên 5 và bằng một số cách đơn giản để trẻ tiếp nhận.
GÍA TRỊ THỨ NHẤT: TRUNG THỰC
Hãy giúp trẻ tìm cách nói sự
thật
Cách tốt nhất để khuyến khích tính
trung thực ở con bạn là chính bạn hãy là người trung thực.
Hãy cùng xem xét ví dụ này: Carol
quyết định giới hạn số ngày vui chơi giữa con trai 3 tuổi của cô là Chris và bạn
của nó là Paul. Những đứa trẻ này dạo gần đây thường xuyên đánh nhau và Carol
nghĩ chúng nên tách nhau ra. Vì vậy khi mẹ của Paul gọi đến vào buổi chiều để hẹn
gặp mặt và Carol đã nói rằng Chris đang bị ốm.
Khi vô tình nghe được điều này con
trai cô đã hỏi “Con đang bị ốm hả mẹ? Con bị gì vậy?” Carol sửng sốt vì cái
nhìn sợ hãi của con trai, cô đã giải thích với con trai mình rằng cô nói như vậy bởi
vì cô không muốn mẹ của Paul buồn. Sau đó Carol đã phải đưa ra rất nhiều lời giải
thích phức tạp để phân biệt các loại khác nhau của lời nói dối và Chris rất
bối rối và dẫn đến hiểu nhầm. Tất cả những gì mà nó hiểu là Fibbing (nói dỗi những điều
không quan trọng) thì đôi lúc ổn và trên thực tế là mọi người đang làm như vậy.
Con bạn sẽ bắt chước bạn vì vậy điều
quan trọn là bạn nên tránh tất cả những điều dối trá thậm chí là đối với những
lời nói dối vô hại. (Ví dụ: đừng bao giờ nói như kiểu “Đừng nói với bố là chúng
ta đã ăn kẹo vào chiều nay nhé”). Hãy để trẻ nghe bạn nói sự thật với những người
khác. Trong trường hợp đó Carol nên nói rằng “Hôm nay không phải là ngày đẹp trời để đi
chơi. Mẹ đang rất lo lắng vì bọn con đánh nhau quá nhiều vào tuần rồi. Mẹ nghĩ gia đình Paul đang cần nghỉ ngơi.”
Ngoài ra để phát huy được giá trị
của sự trung thực: đừng phản ứng thái quá khi con bạn nói dối với bạn. Thay vào
đó hãy giúp trẻ tìm cách nói thật. Khi người mẹ của Janice, một đứa trẻ 4 tuổi
đi vào phòng khách vào một buổi chiều, cô ấy chứng kiến chậu cây to bị đổ và một
vài nhánh bị gẫy. Cô ấy biết ngay chuyện gì đã xảy ra vì trước đó cô đã thấy
Janice chơi trò chơi để búp bê leo cây và cô đã nói với con gái mình rằng cái
cây sẽ đổ. Khi cô yêu cầu con gái giải thích thì Janice tỏ vẻ vô tội và đổ lỗi
cho con chó của gia đình.
Mẹ của Janice
đã xử lý rất khéo léo: Cô cắt ngang câu chuyện của con gái mình và nói rằng
“Janice, mẹ hứa là mẹ sẽ không la mắng con. Mẹ cho con suy nghĩ 1 phút và sau
đó hãy nói cho mẹ biết chuyện gì đã xảy ra.” Sau đó, đứa trẻ đã thừa nhận lỗi của
mình và tiếp đó Janice đã phải giúp mẹ dọn dẹp lại đống đổ vỡ và không được
phép xem ti vi vào buổi tối hôm đó nhưng mẹ của cho bé đã chắc chắn nhấn mạnh rằng
cô đánh giá cao sự trung thực của con gái mình.
Bằng cách đó cô ấy đã dậy con giá
mình một bài học quan trọng: Ngay cả khi sự thật không dễ dàng và làm con thoải
mái, người khác và ngay cả chính bản than con sẽ luôn luon cảm thấy tốt hơn nếu
con nói sự thật.
(Còn tiếp)
Parents.com
No comments:
Post a Comment