DẠY CON
Wednesday, November 9, 2016
Tuesday, November 8, 2016
12 KỸ NĂNG SỐNG MÀ TRẺ NÊN BIẾT TRƯỚC KHI HỌC TRUNG HỌC
Chúng ta phải thừa nhận rằng khi là cha mẹ
chúng ta thường có xu hướng yêu thương con cái của mình quá mức vì vậy chúng ta
muốn bảo vệ giúp đỡ chúng và kỳ vọng chúng trở thành những con người thưởng
thành và hạnh phúc. Tuy nhiên việc bảo bọc của cha mẹ quá mức sẽ dấn đến những ảnh
hưởng tiêu cực và hậu quả là con cái chúng ta không được chuẩn bị sãn sàng để bước
vào cuộc sống và sống như một người lớn trưởng thành.
“Chúng ta, những người làm cha mẹ đang làm
quá nhiều cho con cái của mình” Julie Lythcott-Haims – Cựu Chủ nhiệm tân sinh
viên của đại học Stanford nhận định. Hãy để con cái chúng ta có cơ hội để học
những điều quan trọng cho cuộc sống độc lập sau này và để chúng dễ dàng
tiếp nhận và hoà nhập với những người “không thể yêu thương chúng như cha mẹ”.
Bạn đã sẵn sàng để ngừng việc bảo bọc con
cái và chuẩn bị cho con bạn bước vào cuộc sống như một người trưởng thành trẻ tuổi?
Lythcott-Haims chia sẻ 12 kỹ năng sống cơ bản mà mỗi đứa trẻ nên biết trước khi
học trung học:
1. Thực
hiện một bữa ăn
2. Thức
dậy đúng giờ
3. Giặt
quần áo
4. Bơm
gas (cho cả gas bếp và đổ xăng xe – Hãy phân biệt xăng và dầu)
5. Tư
duy: hãy để trẻ biết cách tự suy nghĩ cách thực hiện hơn là việc dậy trẻ thực
hiện như thế nào
6. Chủ động:
dạy trẻ cách chủ động và làm chủ trong suy nghĩ cũng như hành động của mình.
Dám nói và thể hiện suy nghĩ của mình
7. Chuẩn
bị hành lý của chính mình
8. Gọi
món ở nhà hàng
9. Cách
nói chuyện với người lạ
10. Đi chợ
11. Lên kế
hoạch cho một chuyến đi chơi
12. Bắt
các phương tiện di chuyển công cộng
Hãy chuẩn bị hành trang cho con bạn từ ngày hôm nay.
(parenting.com)
Friday, November 4, 2016
5 giá trị bạn nên dạy con mình trước khi trẻ lên 5 - #3, 4 & 5
Giá trị thứ 3: Quyết tâm
Hãy khuyến khích trẻ chiến đấu
với thử thách
Đứa trẻ 5 tuổi cho mẹ của nó xem một
bức vẽ mà nó đã vẽ bằng bút màu mới. “Bức tranh thật tươi sáng và nhiều màu sắc.
Con giỏi lắm.” Bà mẹ nói với con trai mình.
Đứa trẻ sau đó đã chạy về phòng và vẽ ngay một bức tranh khác để khoe với
mẹ và cứ tiếp tục bức tranh này kế tiếp bức tranh khác.
“Mỗi một bức tranh mới lại nhàm
chán hơn bức cũ” người mẹ nói. “Tôi không biết phải nói gì nữa”. Câu trả lời tốt
mà trẻ cần sẽ là “Tốt Jake à, bức tranh này con đã vẽ không cẩn thận bằng bức
khác. Con đã cố gắn làm tốt nhất con có thể chưa?”
Quyết tâm là một giá trị mà bạn có
thể khuyến khích con mình từ khi chúng còn rất nhỏ. Cách tốt nhất để làm điều
đó là hãy tránh khen ngợi quá mức và hãy cung cấp cho trẻ những phản hồi trung
thực, lịch sự và mang tính đóng góp tích cực.
Một cách làm hiệu quả khác để giúp
trẻ phát triển sự quyết tâm là khuyến khích trẻ thực hiện những việc không quá
dễ dàng và hãy khen ngợi sự sáng tạo của chúng. Nếu con trai của bạn nhút nhát,
hãy nhẹ nhàng cổ vũ nó để nó tiếp cận với những đứa trẻ khác ở khu vui chơi, thậm
chí khi việc đó sẽ làm nó bối rối và sợ hãi. Nếu con gái của bạn dễ dàng nóng
giận, hãy dậy nó kiềm chế (ví dụ là đếm đến 10 hoặc là hít thở sâu) để kiềm chế
con nóng giận. Hãy chúc mừng trẻ khi chúng thực hiện được những điều mà đối với
chúng là khó khăn. Trẻ con khi nghe “Sẽ tốt cho con, cha/mẹ biết điều đó sẽ rất
khó khăn” sẽ được cổ vũ khi được công nhận và trở nên quyết tâm hơn và chúng sẽ
không ngừng cố gắng.
Hãy dậy trẻ biết suy nghĩ về
cảm nhận của người khác
Anne đã rất thất vọng vì những đữa
con gái 3 và 4 tuổi của mình khi mà chúng luôn luôn kết thúc việc đi tới những
cửa hàng thực phẩm bằng việc la hét và đánh nhau. “Cuối cùng tôi đã nói với bọn
chúng rằng chúng ta cần phải tìm ra cách thức đi mua sắm sao cho tất cả mọi người
kể cả mẹ không cảm thấy buồn và khó chịu.”Ane nói.
Người mẹ đã yêu cầu những cô con gái của
mình đưa ra đề nghị cho việc bằng cách nào có thể thực hiện việc đến cửa hàng
thực phẩm tốt nhất cho tất cả mọi người. Đứa trẻ 4 tuổi đã đề nghị rằng họ nên
mang bánh snack từ nhà như thế thì chúng không thể cằn nhằn gì về bánh cookies.
Đứa trẻ 3 tuổi nói nó sẽ hát lặng lẽ một mình.
Những bài tập giải quyết những vấn
đề nhỏ liệu có thực sự giúp bọn trẻ nhận biết được giá trị của sự quan tâm? Bạn
đánh cược chứ. Qua thời gian, thậm chí là một đứa trẻ rất nhỏ cũng sẽ nhận ra rằng lời
nói và hạnh động có thể làm cho người khác mỉn cười hoặc cảm thấy tốt hơn, và
khi nó đối xử tốt với mọi người thì người khác cũng sẽ đối xử tốt với nó. Việc
phản hồi này sẽ khuyến khích những hành vi khác của sự quan tâm ở trẻ nhỏ.
Giá trị thứ 5: Sự yêu thương
Hãy thể hiện tình yêu thương
của bạn
Cha mẹ thường có xu hướng suy nghĩ
rằng con cái sẽ tự nhiên yêu thương và bày tỏ tình yêu thương của chúng. Điều
này đúng nhưng để yêu thương đến cùng, chúng cũng cần được yêu thương đáp lại. Thật
bất ngờ khi nhận ra rằng trải qua một ngày bận rộn, câu nói “Cha/Mẹ yêu con” là
điều mà bọn trẻ ít được nghe nhất.
Hãy để bọn trẻ nhìn thấy cách bạn
thể hiện tình yêu và sự yêu thương của bạn đối với những người khác trong cuộc
sống hằng ngày của mình. Hãy thể hiện tình yêu của bạn đối với người bạn đời của
mình. Hãy nói cho con của bạn nghe về tình yêu và sự trân trọng của bạn đối với
ông bà, cô cậu chú dì và cả những ngừoi anh em họ của chúng. Và dĩ nhiên, đừng
để một ngày trôi qua mà không thể hiện tình cảm của bạn đối với con cái của
chính mình. Hãy thể hiện tình cảm của mình theo những cách bất ngờ: hãy để lại
lời nhắn trong hộp cơm trưa của con. Hãy dán một trái tim lên kính của nhà tắm
để con có thể thấy khi đánh răng hoặc hãy ôm con mà chẳng vì bất kỳ lý do gì. Đừng
cho phép một buổi sáng điên cuồng và buổi tối mệt mỏi phá huỷ những cử chỉ yêu
thương của bạn.
Tôi có thể cam đoan rằng khi bạn nói càng nhiều câu “Cha/Mẹ yêu con” thì
bạn sẽ nhận được càng nhiều câu “Con yêu Chau/Mẹ” từ bọn trẻ. Càng nhiều cái ôm
và hôn mà bạn cho đi, càng nhiều tình yêu và sự thương yêu mà gia đình bạn sẽ
được đong đầy. Và khi bọn trẻ cảm thấy thoải mái thể hiện tình yêu của chúng đối
với chúng ta, chúng ta sẽ gắn kết với chúng bằng cách yêu thương nhất và có lẽ
đó là giá trị lớn nhất của tất cả khi chúng ta là cha mẹ.
(Dịch theo parents.com)
Subscribe to:
Posts (Atom)